Nhóm dịch của HKC bao gồm Nguyễn Linh, Đức Mạnh, Tuấn Minh xin giới thiệu bài viết Teaching Kendo to Children – an introduction for new instructors
Giảng dạy kendo cho trẻ em (phần 1)
Sự tham gia và duy trì tập luyện
Khi một đứa trẻ chọn kendo là môn để chúng tập luyện tức là chúng đã tự phân biệt bản thân mình với những đứa trẻ khác. Tại thời điểm khi chúng bước qua cánh cửa võ đường, chúng thực sự đã phải trải qua cả 1 quá trình dài để có thể đến với kendo. Một số quốc gia như Úc và một loạt các quốc gia khác ngoài Nhật Bản và Hàn Quốc thì kendo thường không phải là một lựa chọn đơn giản: Trẻ em thường khó có thể tìm được võ đường nào gần nhà chúng, cả ngay khi chúng yêu thích kendo thì chúng cũng cần phải thuyết phục bố mẹ đồng ý để có thể đưa đón chúng đến võ đường. Việc đó ngày nay trở nên dễ dàng hơn nhiều nhờ sự ra đời và phát triển của internet. Tuy nhiên, việc tiếp nhận những học viên mới như chúng vẫn nên tạo ra một sự cam kết và đảm bảo mặt nào đó. Hay nói cách khác, ngay cả khi những đứa trẻ này có vẻ chưa chắc chắn trong việc có quyết định tập luyện với kendo thực sự hay không, hãy coi như chúng đã toàn tâm toàn ý theo kendo để có thể truyền được nhiệt huyết cho sự bắt đầu của chúng.
Một điều quan trọng cần phải nhớ việc tham gia của một đứa trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào lịch trình của cả gia đình. Hơn nữa, thông thường các vị phụ huynh cũng như trẻ em thường chỉ có thể chơi thể thao theo từng khoảng thời gian nhất định trong năm chứ khó có thể duy trì liên tục quanh năm. Điều này đồng nghĩa với việc thiết lập thời gian nghỉ trong năm trở nên vô cùng quan trọng. Điều quan trọng không kém là khả năng ghi nhớ cụ thể chi tiết về các sự kiện và các mốc thời gian quan trọng trong luyện tập của các bậc phụ huynh thường kém hơn so với các thành viên hướng dẫn trong võ đường, do đó việc tạo kế hoạch gửi nhắn những lời nhắc nhở đến từng gia đình trước mỗi sự kiện quan trọng là cần thiết.
Đối với một hướng dẫn viên cũng như các thành viên lâu năm khác của võ đường, việc duy trì và phát triển mối quan hệ với các bậc phụ huynh cũng vô cùng quan trọng như việc duy trì mối quan hệ với con cái họ. Các bản tin thường xuyên là một cách kết nối tuyệt vời giữa võ đường và gia đình. Một trang web hay blog của võ đường có thể được sử dụng như một cuốn nhật kí ghi lại những gì câu lạc bộ đã làm được, tuy nhiên cũng cần phải chú ú khi đăng ảnh nhận dạng học viên (hoặc tên gia đình của họ) trên internet. Phụ huynh sẽ đánh giá rất cao trước những thông báo, nhắc nhở và tư vấn như vậy.
Việc duy trì luyện tập lại là một vấn đề khắc hẳn – khó khăn và thường vượt ngoài tầm kiểm soát của một hướng dẫn viên. Vì vậy, miễn là bạn đã làm hết sức của mình để hướng dẫn chính xác về kendo và tạo sự kết nối thấu hiểu nhu cầu của học viên nhỏ tuổi, bạn không cần phải đổ lỗi cho bản thân nếu chúng quyết định dừng việc theo học và tập luyện. Chúng ta chỉ nên hi vọng trong việc nhận được hồi âm từ phụ huynh về lí do tại sao đám trẻ lại dừng tập luyện hoặc chí ít là những thông báo về việc không tập nữa. Đôi khi, những đứa trẻ chỉ đơn giản là chúng không muốn đến tập nữa và đó cũng không phải là lỗi của hướng dẫn viên hoặc kendo. Trẻ em muốn thử nhiều điều và chỉ một số ít sẽ gắn bó với kiếm đạo.
Nếu bạn đã trải qua những trường hợp trên, ít nhất bạn cũng đã có kinh nghiệm và nhận ra rằng tỉ lệ tham gia lớp học giảm có thể là do các tác nhận về gia đình, về kinh tế hoặc các yếu tố khách quan khác mà bạn không thể kiểm soát. Cũng nên chú ý rằng, mặc dù những yếu tố này đôi khi dẫn đến một sự suy giảm về số lượng học viên những chúng cũng hoàn toàn có thể dẫn đến một sự gia tăng tương đồng.
Đối với phần lớn học trò của tôi, thông thường chúng đều mong muốn tập kendo và cha mẹ chúng ủng hộ điều đó. Đây là những trường hợp khẳng định lại những nhận định phía trên – khi mà động lực xuất phát từ trẻ em . Trong một vài trường hợp, chính cha mẹ mới là động lực cho việc luyện tập kendo của con em mình và đứa trẻ tập kendo để làm hài long cha mẹ. Trong những tình huống như vậy, hướng dẫn viên trở nên dễ dàng hơn nhiều trong việc dạy dỗ trẻ và những cách đánh giá quan sát phía trên là không cần thiết. Đối với những trẻ như vậy, việc khuyến khích phụ huynh tham gia vào các lớp học là nên làm, điều đó cho phép họ xây dựng các hình mẫu tập luyện mà họ mong muốn con em mình thể hiện.
Năng lượng, sức mạnh và sự phối hợp
Năng lượng ở trẻ em cũng rất khác so với người lớn. Trẻ em thường mất sức rất nhanh nhưng phục hồi với tốc độ tương tự do đó việc xây dựng những tập nặng nhưng ngắn, và cần có thời gian nghỉ xen giữa thường xuyên. Đối với những trẻ lớn tuổi hơn và thanh thiếu niên, chúng có thể dốc kiệt toàn sức của mình cho luyện tập nếu chúng thực sự nghiêm túc. Tuy nhiên, loại hình rèn luyện nặng đã từng phổ biến ở Nhật Bản lại không phù hợp và áp dụng được ở Úc, nguyên nhân thường là do văn hóa hơn là khả năng thể chất (bằng chứng cho thấy sự thay đổi tương tự đang diễn ra tại Nhật). Đây cũng là điều thường xuyên gây khó khăn cho giáo viên hướng dẫn trẻ em trong kendo: cân bằng giữa niềm vui và sự gìn giữ truyền thống trong kiếm đạo. Trên tất cả, giảng viên cũng cần tránh rập khuôn trong việc tổ chức lớp học như là dành cho người lớn trừ khi tất cả học sinh của bạn đều ở độ tuổi trung học hoặc cao hơn.
Cơ bắp trẻ em phát triền cũng rất khác so với cơ bắp của người lớn. Trước tuổi dậy thì, cơ bắp của trẻ em không phát triển để đáp ứng kịp để có thể đẩy tới cùng một mức độ gắng sức như ở người lớn. Người thầy nên tập trung vào việc giúp học trò tạo thói quen cho hoạt động của cơ bắp chứ không nên cố gắng đẩy mạnh sự phát triển cơ bắp, đặc biệt là trong các bài tập về chân và bài tập sử dụng kiếm bằng tay trái.
Phối hợp cũng là một vấn đề đối với một số trẻ em, việc nhận thức được khẳ năng của từng đứa trẻ, từ cả hai góc nhìn sinh học và tâm lý là hết sức quan trọng. Nên tạo ra cho trẻ những kì vọng thực tế và biết cảm thông và tha thứ cho chúng mỗi khi chúng sai lầm. Đôi khi sự phối hợp kém là kết quả của sự nhận thức hoặc các vấn đề về thần kinh, ví dụ như chậm phát triển trong trí nhớ ngắn hạn hay kém khả năng thị giác- không gian. Đôi khi nguyên do là do sự thiếu hụt tổng thể của sức mạnh và thói quen của cơ bắp. Trong một vài trường hợp, sự căng thẳng xuất phát từ cảm giác bị quan sát kĩ lưỡng cũng là vấn đề. Trong phần lớn các trường hợp, thì rèn luyện theo thời gian sẽ giúp giải quyết hầu hết các khó khăn của các kĩ thuật trong kendo. Và theo kinh nghiệm đúc kết lại. những người ít tài năng nhất thường lại là minh chứng trở thành những học viên xuất sắc nhất.
Bài viết này được xuất bản trong tạp chí Kendo World số 5.2, tháng 6/2010
Nguồn: http://shugo-nanseikan.blogspot.com/2014/03/teaching-kendo-to-children.html